Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

BANERTHIEKEWEB


<div><a href="http://www.congtythietkeweb24h.com/" target="_blank"><img style="WIDTH: 960px; HEIGHT: 170px" alt="thành lập doanh nghiệp tại hải phòng" src="https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEi_AvcsEFbozYggk-z49ISypV4q1_x5-qeYM2WVJtxeroyJ49AYdKgvUhm8Lt0EihNyLrRM_ldwb3AA0Va8rj5R37z8-grPC3nfkZOM58I6VpBzI6ZaXi7X61rGSots_KqY3WdhEBcQeek/s1600/Untitled-21.gif
" /></a></div><div>
</div>

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2012

Chuyển giao công nghệ


Chuyển giao công nghệ

Được đăng bởi admin Thứ năm, ngày 01 tháng ba năm 2012 
Thời gian qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đã diễn ra khá sôi động. Các nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện nhiều hoạt động di chuyển vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý vào Việt Nam. Một trong những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư giành được sự quan tâm rất lớn từ các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp là việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ (CGCN) thông qua hoạt động FDI. 
Đây là điểm thể hiện ưu thế của hoạt động FDI so với các hình thức hoạt động khác. Đối với lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, các hoạt động CGCN gặp nhiều khó khăn hơn so với lĩnh vực công nghiệp do những đặc điểm của lĩnh vực này gây ra. Việc xem xét, đánh giá hoạt động CGCN trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn là một việc làm cần thiết hiện nay.

CGCN theo nghĩa thông thường là việc di chuyển và tiếp nhận công nghệ qua biên giới và là một quá trình đi kèm với việc huấn luyện toàn diện của một bên và sự học hỏi và tiếp nhận của một bên khác. Hoạt động CGCN bao gồm nhập khẩu công nghệ và xuất khẩu công nghệ. ở Việt Nam, CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam (nhập khẩu công nghệ) được hiểu là việc CGCN từ ngoài biên giới hoặc từ trong khu chế xuất của Việt Nam vào lãnh thổ Việt Nam. Việc CGCN từ Việt Nam ra nước ngoài là CGCN từ trong biên giới Việt Nam ra hoặc chuyển giao vào trong khu chế xuất.

Đối với lĩnh vực nông nghiệp, do có phạm vi rộng (bao gồm cả lĩnh vực lâm nghiệp và ngư nghiệp, có thể kể đến cả thủy lợi và công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản), công nghệ được áp dụng trong nông nghiệp bao gồm nhiều loại như công nghệ sinh học được áp dụng để tạo ra các giống cây, con có năng suất cao; công nghệ sản xuất và sau thu hoạch; công nghệ chế biến nông lâm hải sản, công nghệ phát triển và quản lý tài nguyên nước; công nghệ tưới cho cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả trên các vùng đất khác nhau; công nghệ quản lý công trình thủy lợi; xây dựng các giải pháp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất, phát triển dịch vụ phục vụ sản xuất... cho nên quá trình CGCN trong nông nghiệp có những đặc điểm khá phức tạp và có tính chất đặc thù riêng.
Theo (A2Z)
Công ty Tiếp Sức Tài Năng Việt luôn sẵn sàng phiên dịch cho bất kỳ những vụ chuyển giao công nghệ nào. Hãy liên hệ với chúng tôi khi cần chúng tôi tự tin sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của quý khách

PHIENDICHHOINGITRUENHING


Dịch Hội nghị Truyền hình

Được đăng bởi admin Thứ năm, ngày 01 tháng ba năm 2012 
Trong lĩnh vực phiên dịch cho hội nghị truyền hình người phiên dịch không chỉ giỏi ngoại ngữ mà còn phải nghiên cứu, nắm vững một số thuật ngữ cần thiết liên quan đến hội nghị, hội thảo. Đây là “nghề làm dâu trăm họ”, nên phải rèn luyện, học tập thường xuyên, nếu không thì không thể tồn tại. Chỉ cần dịch kém một lần thì những lần kế tiếp không ai dùng mình nữa.
Người phiên dịch trước khi vào việc được bố trí ngồi ở một cabin trong góc phòng họp có thiết bị hỗ trợ nghe, sau đó “nhả chữ” theo câu nói của diễn giả, khách mời tại hội thảo, làm sao phải diễn đạt, chuyển tải thông tin đến người nghe một cách mạch lạc, dễ hiểu nhất. Người phiên dịch phải “đuổi” liên tục theo từng câu nói. Nếu chuyển tải được 80% hàm ý của người nói, coi như công việc đã thành công. Có những lúc phải toát mồ hôi để “rượt” theo diễn giả. Nghề này chịu áp lực rất lớn nên phải có ý chí và tự đào tạo là chính.

Trước khi bắt tay vào việc, người phiên dịch phải chuẩn bị cho mình sức khỏe tốt nhất, tinh thần tốt nhất, bởi khi vào việc khách mời có thể ăn uống tự nhiên, thậm chí được quyền đi... giải lao, còn người phiên dịch thì không được phép rời chỗ.

(Theo A2Z)

PHIENDICHDULICH


Phiên dịch Du lịch

Được đăng bởi admin Thứ năm, ngày 01 tháng ba năm 2012 

Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới với việc tham gia vào WTO. Điều đó có nghĩa là rào cản cho các hãng lữ hành nước ngoài sẽ bị gỡ bỏ dần.
Khi một hãng lữ hành nước ngoài muốn tổ chức một tour cho khách du lịch đến Việt Nam thì những việc họ phải nghĩ đến trước là nơi lưu trú, nơi ăn, phương tiện đi lại ...

Trước kia, công tác hậu cần đó thường phải thông qua các hãng lữ hành nội địa, kết quả là giá tour bán đến tay khách rất cao. Phía nước ngoài họ cũng biết điều đó và bây giờ cơ hội giảm chi phí cho họ đã đến. Các chi phí chiếm tỷ trong lớn trong một tour du lịch như khách sạn, vé máy bay, đi lại thì bây giờ họ đã có thể đặt trực tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ (khách sạn nào chả thích được các hãng lữ hành nước ngoài gửi khách cho!).
Vấn đề cốt lõi ở đây là gì? Trong một tour du lịch, người hướng dẫn viên đóng một vai trò cực kỳ quan trọng mà các hãng lữ hành nước ngoài không thể đem từ nước họ sang được. Không luật pháp nước nào cho phép hướng dẫn viên là người phi bản địa. Vậy khi đó họ tìm hướng dẫn viên ở đâu? Rất nhiều nguồn: các trường đào tạo, Tổng cục du lịch và cơ quan du lịch địa phương, từ các hãng lữ hành trong nước và đặc biệt dễ dàng từ Internet, một xu hướng tìm kiếm thông tin của thế giới hiện đại.

Không chỉ có các hãng lữ hành nước ngoài, mà cả các hãng lữ hành trong nước, người đi du lịch tự do cũng rất cần hướng dẫn viên du lịch. Cơ hội cho nghề hướng dẫn rất lớn. Nhưng vẫn có cảnh người thì có việc đều đặn hoặc làm không hết việc, người thì cả tháng mới có 1 tour, lại còn xảy ra nạn "cháy hướng dẫn" vào những thời điểm lượng khách du lịch đông. Đã là một hướng dẫn viên du lịch, tôi biết rằng cái "cháy" đó chỉ là cháy thông tin. Đơn giản là vì chưa có nhiều người biết đến bạn.

Công ty phiên dịch Tiếp Sức Tài Năng Việt với một hệ thống bán tour du lịch rộng lớn, cùng với những phương pháp marketing chuyên nghiệp

Qúy khách hàng đang có nhu cầu về phiên dịch du lịch vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phục vụ tốt nhất

phiendichhoithaocapcao


Phiên dịch hội thảo cấp cao

Được đăng bởi admin Thứ năm, ngày 01 tháng ba năm 2012 
(Dịch thuật-Phiên dịch- Hải Phòng) Phiên dịch hội nghị cấp cao có thể chỉ là một từ thật đơn giản, nhưng lại là một nghệ thuật! Nghệ thuật không phải là những đoạn phim hay những nhiếp ảnh gia hay là những ca sĩ, diễn viên... đó sao? Tại sao lại gọi như thế?
Trong cuộc đàm phán với người nước ngoài, phiên dịch viên đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thành công hay không của quý công ty cho một hợp đồng cực kỳ quan trọng của mình. Muốn là một phiên dịch viên thành công đòi hỏi các bạn phải có kinh nghiệm sống thật sự phong phú, hiểu biết rộng về pháp luật và cuộc sống (phiên dịch viên còn hơn cả một luật sư), óc phán đoán và nắm bắt tình huống lanh lẹ và còn phải xen lẫn hài hước để có thể làm tan đi bầu không khí của một cuộc đàm phán đầy căng thẳng nhưng phải thực sự khéo léo để không làm đối tác của bạn có thể hiểu lầm hay giận công ty của mình. Làm được điều đó quả thật không hề đơn giản như những gì bạn có thể nói! PHIÊN DỊCH VIÊN có thể đáp ứng đầy đủ những phẩm chất của một phiên dịch viên hoàn hảo đó. ).

Mọi việc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn gọi cho chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng chia sẻ với các bạn những kinh nghiệm và những phiên dịch viên bạn hoàn toàn có thể tin cậy để có được một cuộc đàm phán thành công!

Bạn có thể liên hệ trước với chúng tôi trước những cuộc họp quan trọng để chúng tôi có thể tư vấn hoàn toàn miễn phí cho bạn. Và sẽ tốt hơn nếu bạn liên hệ trước với phiên dịch viên trước những buổi gặp mặt với các đối tác của mình. Cung cấp tài liệu hoặc trao đổi với phiên dịch viên về mục tiêu hay mục đích của cuộc nói chuyện sắp tới, để chúng tôi có thể đưa ra những đối sách thật sự cần thiết cho bạn.
(A2Z)

phiendichhoinghi


Phiên dịch hội nghị

Được đăng bởi admin Thứ năm, ngày 01 tháng ba năm 2012 


Phiên dịch hội nghị
Khác với biên dịch, phiên dịch là công việc đòi hỏi áp lực về thời gian rất lớn; nhất là đối với phiên dịch hội nghị khi thông dịch viên phải đứng trước hàng trăm khán giả để phiên dịch. Làm nghề này đòi hỏi thông dịch viên phải tập trung tinh thần cao độ, đủ tự tin, đủ kiến thức và đủ sự thính nhạy của đôi tai.
Thông thường những người tham dự hội nghị thường có kiến thức chuyên môn vững vàng nên phiên dịch viên không thể dịch cẩu thả. Người phiên dịch không những phải giỏi ngoại ngữ mà còn phải nghiên cứu, nắm vững một số thuật ngữ cần thiết liên quan đến hội nghị, hội thảo.
Công việc của một người phiên dịch là làm sao phải diễn đạt, chuyển tải thông tin đến người nghe một cách mạch lạc, dễ hiểu nhất. Nghề này chịu áp lực rất lớn nên phải có ý chí và tự đào tạo là chính.